Trẻ không chịu học bài là một vấn đề nan giải, khiến cho các bậc phụ huynh phải đau đầu. Vậy đâu là cách xử lý khi trẻ không chịu học? Làm thế nào để tạo cho các con tính tự giác, có ý thức trong vấn đề họp tập. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc trên, tìm ra những phương pháp dạy trẻ học tập hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến trẻ không chịu học bài
Trẻ em lười biếng không chịu học bài có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể các con không thấy được sự hứng thú trong việc học, cảm thấy việc học nặng nhọc. Có một số trẻ ham chơi, bị một số trò chơi thu hút. Các con không theo kịp tốc độ giảng bài của giáo viên trên lớp. Không tiếp nhận được các kiến thức của môn học, dẫn đến tình trạng chán nản. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân sâu xa khác, các phụ huynh nên tìm hiểu để tìm hướng giải quyết.
1.1 Rối loạn tăng động giảm chú ý
Trẻ bị mắc tăng động giảm chú ý, thường hay gặp khó khăn trong việc tập trung trong bất kỳ một việc nào đó. Nếu không được can thiệp, điều trị sớm. Thì trẻ sẽ mất dần động lực và niềm tin vào khả năng học tập của mình.
1.2 Trẻ bị trầm cảm và rối loạn lo âu, căng thẳng khiến trẻ không chịu học bài
Trầm cảm sẽ khiến trẻ mất hứng thú với hầu hết các hoạt động trong ngày. Cảm giác lo lắng khiến trẻ không có động lực để tham gia các hoạt động nào, kể cả việc học. Dẫn đến tình trạng chán nản, không muốn học.
1.3 Sự kiểm soát quá mức của phụ huynh khiến trẻ không chịu học bài
Tự lập là một kỹ năng mà trẻ cần phải học. Trẻ cần cảm thấy có trách nhiệm với việc học của mình. Vì vậy, trẻ trở nên lười học cũng có thể do chịu quá nhiều áp lực với sự giám sát của cha mẹ.
1.4 Trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ không chịu học bài, có thể là do sức khỏe của trẻ không tốt. Các con gặp các bệnh về mắt, tai, ngủ không đủ giấc, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Thời gian nghỉ ngơi, vui chơi của trẻ quá hạn chế dẫn đến thần kinh bị ức chế, mệt mỏi… Tất cả những điều này sẽ khiến trẻ thiếu sức khỏe. Không theo kịp việc học trên lớp khiến trẻ chán nản, ít ham học.
1.5 Học trước chương trình ở lớp
Điều này là một con dao 2 lưỡi, sẽ khiến trẻ cảm thấy chủ quan, không xem trọng giờ học trên lớp. Dễ dẫn đến sa sút trong quá trình học tập tại trường lớp.
Từ những nguyên nhân trên các bậc phụ huynh cần cân nhắc đưa ra các hướng giải quyết phù hợp. Nhằm khắc phục tình trạng lười học ở trẻ em.
>>>> Xem thêm: Kinh Nghiệm Dạy Con Học Toán Lớp 6 Tốt Nhất, Cải Thiện Nhanh
2. Cách xử lý khi trẻ không chịu học bài
2.1 Rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ em
Rèn luyện tính kỷ luật là một trong những điều cần thiết nhất, mà phụ huynh phải làm trước khi muốn con tự học. Các bật phụ huynh thường cho rằng các con còn nhỏ, chưa đủ sức làm việc nhà nên rất hay nuông chiều con. Mãi đến sau này, khi con bắt đầu đi học và thiếu tinh thần tự giác trong học tập. Các bậc cha mẹ đến thời điểm này mới cảm thấy vô cùng ân hận vì đã chiều con quá mức.
Để tính tự giác của trẻ được phát huy cả trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Phụ huynh cần phải làm gương, hướng dẫn con cách tự lập. Trẻ nhỏ thường sẽ phụ thuộc phần lớn vào các thành viên trong gia đình. Do đó, từ cha mẹ trẻ, họ có thể dạy bằng những điều nhỏ nhặt hàng ngày.
2.2 Điều chỉnh thời gian học tập và vui chơi cho trẻ thật hợp lý
Cha mẹ nên là người hỗ trợ con lập thời gian biểu. Hướng dẫn thời gian học trong ngày sao cho hợp lý. Các con sẽ là người quyết định học môn nào vào thời gian nào. Một số cha mẹ thường hét lên, trách móc và kêu gọi con cái họ ngồi trên bàn. Nhưng không phải cứ ngồi vào bàn trẻ sẽ tập trung học tập, tiếp thu kiến thức. Đây là lý do nhiều gia đình thường thắc mắc tại sao con mình học hàng tiếng đồng hồ mỗi tối mà kết quả vẫn tệ.
Điều này sẽ có tác động khá lớn đến tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó bạn cần nên sắp xếp thời khóa biểu học tập của trẻ hợp lý, để các con có thời gian vui chơi, giải trí thoải mái sau những giờ học căng thẳng.
2.3 Cùng con giải quyết một số trở ngại trong học tập
Trẻ không chịu học bài, đôi khi không phải do lười. Lý do chính là áp lực tâm lý mà trẻ gặp phải trong quá trình học tập. Điều này dẫn đến thái độ chán nản và không muốn học. Vì vậy, để giúp con giải quyết vấn đề này, trước hết cha mẹ phải có buổi tâm sự cùng với con. Khi trẻ đã nói ra vấn đề mà mình gặp phải. Cha mẹ mới có thể đưa ra giải pháp tốt nhất để giúp con thoát khỏi tình trạng này.
2.4 Cùng con tìm ra phương pháp học tập thú vị.
Phương pháp học ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu kiến thức đã học. Giúp các con tìm được đam mê với môn học hơn. Thật vậy, những đứa trẻ học đúng cách sẽ làm tốt hơn những đứa trẻ khác. Nhờ đó, phụ huynh có thể giúp con tìm ra phương pháp học phù hợp. Ví dụ, nếu trẻ muốn học qua thị giác, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ học qua hình ảnh, video, đồ họa.
Hầu hết các con thường có hứng thú với việc học thông qua thực hành. Vì vậy, việc áp dụng thực hành vào giảng dạy cũng là một trong những phương pháp kích thích khả năng sáng tạo và ghi nhớ của trẻ.
Thông qua bài viết trên Hoa Học Trò đã giúp các bạn tìm ra nguyên nhân, cách xử lý khi trẻ không chịu học bài. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, đã giúp bạn tìm ra phương pháp hỗ trợ các con tìm được hứng thú, đam mê trong việc học tập. Chúc các bạn thành công!
Mọi thắc mắc về các dịch vụ thuê gia sư, bạn vui lòng liên hệ qua:
TRUNG TÂM GIA SƯ UY TÍN TẠI ĐÀ NẴNG – HOA HỌC TRÒ
385A/1 Nguyễn Văn Linh – Đà Nẵng
Phone: 0931 939120
Email: trungtamhoahoctro@gmail.com
Website: https://www.trungtamhoahoctro.com
>> Tham khảo thêm:
- Cho Thuê Phòng Dạy Ở Đà Nẵng Uy Tín – Giá Rẻ