Kinh nghiệm đi dạy gia sư lần đầu hết sức quan trọng. Việc này đóng vai trò như chiếc chìa khoá vạn năng để bước đầu làm quen với phụ huynh và các em học sinh. Hãy cùng Trung tâm gia sư Đà Nẵng Uy Tín Đà Nẵng HoaHocTro tìm hiểu một số kinh nghiệm đi dạy gia sư lần đầu nhé!
Gia sư chính là nghề được nhiều bạn sinh viên chọn lựa nhất để kiếm thêm thu nhập, trang trải chi phí học tập. Phục vụ các sở thích của bản thân không nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình. So với các công việc như chạy bàn, phục vụ cà phê, bán hàng… thì gia sư là công việc không tốn nhiều thời gian, công sức nhưng lương lại khá cao. Tuy nhiên, không phải bạn sinh viên nào cũng có thể tìm được nơi dạy phù hợp nhất. Có kinh nghiệm gây ấn tượng tốt với phụ huynh và học sinh ngay lần đầu gặp.
1. Hẹn trước với phụ huynh lịch dạy
Trước khi bắt đầu đến dạy buổi đầu tiên, bạn nên gọi trước cho phụ huynh hẹn lịch dạy. Đồng thời hỏi địa chỉ nhà, đường vào nhà để tránh lạc đường. Nên tránh gọi vào giờ nghỉ trưa, giờ ngủ hoặc vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn. Nếu phụ huynh không nghe máy hãy để lại lời nhắn, hẹn lịch dạy, không nên gọi quá 3 cuộc.
2. Nên đến đúng thời gian
Buổi dạy đầu tiên bạn nên đến đúng giờ như đã hẹn với phụ huynh. Lưu ý, đến trước 10 hoặc 15 phút để chủ động tìm nhà cho dễ dàng. Có thể đến sớm để ngồi trò chuyện cùng phụ huynh một chút, cũng như làm quen với học sinh.
Tránh đến muộn giờ, vì sẽ tạo ấn tượng không tốt với các cha mẹ. Nhiều phụ huynh khó tính, có yêu cầu cao sẽ từ chối bạn ngay buổi đầu gặp đó.
3. Trang phục và tác phong
Nếu lần đầu bạn gặp ai đó, trong 1 đến 20 giây đầu não người đó sẽ hình thành ấn tượng đầu tiên về bạn. Vì vậy, ngay buổi đầu bạn nên mặc trang phục lịch sự, giản dị, làm sao cho mình trông chững chạc hơn. Thể hiện phong thái sư phạm, nhờ điều đó mà phụ huynh sẽ tin tưởng bạn hơn.
Đặc biệt, không nên mặc váy đối với gia sư nữ và mặc quần lửng đối với gia sư nam. Tác phong chuyên nghiệp và trang phục phù hợp sẽ giúp bạn gây được ấn tượng tốt đối với các phụ huynh.
4. Kiến thức giảng dạy
Khi làm gia sư bạn cần nắm chắc kiến thức môn học mình sẽ dạy, nhất là trong lần gặp đầu tiên với học sinh và phụ huynh. Rất nhiều gia sư vì tự tin mà không xem lại kiến thức, vì thế dẫn đến dạy sai kiến thức gây mất lòng tin đối với gia đình học sinh. Nếu ngay từ buổi đầu bạn dạy sai kiến thức thì khả năng cao bạn sẽ bị từ chối.
5. Phong cách làm việc chuyên nghiệp và luôn tự tin trong giao tiếp
Tự tin là yếu tố cần thiết đầu tiên bạn cần thể hiện với phụ huynh và học sinh rằng chắc kiến thức bạn đủ chắc chắn để dạy con họ và xứng đáng với số tiền họ bỏ ra.
Khi phụ huynh hỏi về kinh nghiệm hãy trả lời thật rõ ràng, tự tin. Tránh nói lí nhí làm cho phụ huynh nghĩ bạn nhút nhát không dạy được con họ. Ngoài ra, bạn nên tự tin về phương pháp dạy của chính mình,
6. Chuẩn bị trước bài kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh
Trước khi vào dạy chính thức, bạn nên chuẩn bị bị một bài kiểm tra để đánh giá năng lực học sinh. Bài phải tổng quát được tất cả các kiến thức cơ bản về môn học cho đến thời điểm hiện tại. Mức đồ bài kiểm tra nên phân bổ từ dễ đến khó.
Bước đầu bạn chỉ cần kiểm tra học lực học sinh đang ở mức nào thôi. Đừng cho những bài quá khó, đánh đố. Vì nếu học sinh học trung bình hoặc kém, bài khó chỉ khiến các em không làm được, không có thiện cảm với gia sư dạy.
7. Làm quen tạo thiện cảm với học sinh
Ngoài việc truyền đạt kiến thức bạn cũng nên làm một người bạn của trẻ, tâm sự, tạo cảm hứng hăng say học tập cho học sinh.
Học sinh chính là mức thang đo chất lượng giảng dạy của các bạn. Phụ huynh có thể không dám sát bạn trong suốt quá trình dạy. Nên họ thường hỏi con mình để đánh giá bạn. Những câu trả lời của học sinh là yếu tố quyết định bạn có được dạy tiếp hay không. Chính vì vậy, bạn nên gần gũi, tạo thiện của với học sinh mình dạy.
8. Trao đổi cùng phụ huynh về vấn đề học tập của học sinh
Sau khi kiểm tra năng lực của học sinh, bạn nên có những nhận xét trao đổi về học lực của học sinh với phụ huynh. Điều này cực kì quan trọng.
Nếu buổi đầu bạn nhận xét một vài ưu điểm và điểm của con họ, thì phụ huynh sẽ có cảm giác tin tưởng bạn hơn. Còn nếu bạn không có bất cứ nhận xét gì thì họ rất dễ dàng nghi ngờ về khả năng của bạn.
Đặc biệt, khi nhận xét các học sinh trung bình và kém nên lồng ghép giữa khen và chê. Vì chắc chắn ai trong tất cả chúng ta đều không muốn mình bị chê quá nhiều đúng không nào.
9. Trình bày giấy tờ với phụ huynh
Bước quan nhất nếu muốn phụ huynh tin tưởng và gắn bó với học sinh. Bạn nên xuất trình thẻ sinh viên ngay ngày đầu tiên là một việc rất quan trọng.
Phải khẳng định năng lực bản thân ngay những phút đầu sẽ khiến gai đình học sinh nhận thấy mình có trình độ, kinh nghiệm có thể giảng dạy được con em của họ.
Chắc chắn không một gia đình nào muốn tuyển một gai sư không bằng cấp để dạy con mình đâu.
10. Buổi gia sư đầu tiên không nhắc đến tiền lương
Vấn đề học phí bạn nên để phụ huynh chủ động đề cập, đừng tự chủ động trong vấn đề này nhé! Thay vào đó, nên tập trung quan tâm, tìm ra phương pháp dạy phù hợp giúp học sinh tiến bộ hơn.
Trên đây là những chia sẽ về kinh nghiệm đi dạy gia sư lần đầu bạn nên tham khảo. Chúc các bạn có buổi dạy đầu tiên thuận lợi, vui vẻ.